Lịch sử Manchester

Lịch sử ban đầu

Người Brigantes thuộc bộ lạc Celt sống chủ yếu tại khu vực nay là miền bắc nước Anh; họ có một thành luỹ tại địa phương, nơi này hiện là địa điểm của Nhà thờ chính toà Manchester, nằm bên bờ sông Irwell.[13] Lãnh thổ của họ trải rộng qua vùng đất thấp phì nhiêu tại khu vực nay là SalfordStretford. Sau khi người La Mã chinh phục Anh vào thế kỷ 1, Tướng quân Agricola ra lệnh xây dựng một đồn luỹ tên là Mamucium vào năm 79 nhằm đảm bảo năng lực phòng thủ của La Mã tại Deva Victrix (Chester) và Eboracum (York) trước người Brigantes.[13] Central Manchester has been permanently settled since this time.[14] Người La Mã có lẽ đã dừng việc cư trú tại Manchester vào khoảng thế kỷ 3; khu định cư dân sự của họ có vẻ bị bỏ hoang vào giữa thế kỷ 3, song đồn luỹ có thể vẫn có sự đóng quân của một đơn vị nhỏ cho đến cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 4.[15] Sau khi người La Mã rút đi và người Saxon đến chinh phục, trọng tâm định cư được chuyển đến nơi hợp lưu của sông Irwell và sông Irk vào một thời điểm nào đó trước khi người Norman đến sau năm 1066.[16] Đa phần một khu vực rộng lớn bị tàn phá hoàn toàn khi William nhà chinh phục tiến hành các chiến dịch nhằm khuất phục miền bắc.[17][18]

Bản đồ Manchester khoảng 1650

Thomas de la Warre là một lãnh chúa thái ấp, ông thành lập và cho xây dựng một nhà thờ giáo đoàn cho giáo xứ vào năm 1421. Nhà thờ này nay là Nhà thờ chính toà Manchester, khuôn viên nội bộ của Trường Âm nhạc Chetham và Thư viện Chetham.[16][19] Thư viện Chetham khánh thành vào năm 1653 và đến nay vẫn mở cửa cho công chúng, đây là thư viện tham khảo công cộng miễn phí lâu năm nhất tại Anh Quốc.[20]

Manchester được ghi nhận là có một chợ vào năm 1282.[21] Khoảng thế kỷ 14, Manchester đón nhận dòng thợ dệt người Flanders (nay thuộc Bỉ), sự kiện này đôi khi được cho là mốc hình thành ngành dệt trong khu vực.[22] Manchester trở thành một trung tâm quan trọng về sản xuất và mua bán vải len và vải lanh, và đến khoảng năm 1540, Manchester phát triển đến mức là "thị trấn đẹp nhất, kiến trúc tuyệt nhất, nhanh nhạy nhất và đông dân nhất trên toàn Lancashire", theo lời nhà khảo cổ John Leland.[16] The cathedral and Chetham's buildings are the only significant survivors of Leland's Manchester.[17]

Trong Nội chiến Anh, Manchester ủng hộ mạnh mẽ quyền lợi của Quốc hội. Mặc dù không kéo dài, song Cromwell cấp cho thị trấn quyền bầu cử nghị viên cho họ. Charles Worsley là đại biểu cho thành phố chỉ trong một năm, sau đó ông được bổ nhiệm làm Thiếu tướng của Lancashire, Cheshire và Staffordshire trong thời kỳ chính phủ quân sự. Ông là một tín đồ Thanh giáo sùng đạo, cho đóng cửa các quán rượu và cấm chỉ kỷ niệm Giáng sinh; ông mất vào năm 1656.[23]

Ngành dệt Manchester bắt đầu sử dụng số lượng bông đáng kể sau khoảng năm 1600, ban đầu là vải bông thô lanh/bông, song đến khoảng 1750 vải bông thuần được sản xuất và bông áp đảo len về tầm quan trọng.[16] Irwell và Mersey được cải tạo để tàu bè đi lại vào năm 1736, mở ra một tuyến vận chuyển từ Manchester ra các bến tàu biển tại cửa sông Mersey. Kênh đào Bridgewater là thuỷ đạo hoàn toàn nhân tạo đầu tiên tại Anh Quốc, được khánh thành vào năm 1761, đưa than đá từ các mỏ tại Worsley đến trung tâm Manchester. Kênh đào được kéo dài đến sông Mersey tại Runcorn vào năm 1776. Kết hợp cạnh tranh và cải thiện hiệu suất giúp giảm một nửa chi phí than đá và giảm một nửa chi phí vận chuyển bông thô.[16][19] Manchester trở thành thị trường chi phối đối với hàng dệt vải sản xuất tại các thị trấn xung quanh.[16] Một sàn giao dịch hàng hoá được mở cửa vào năm 1729,[17] và có nhiều kho hàng lớn, giúp ích cho thương mại. Năm 1780, Richard Arkwright bắt đầu xây dựng xưởng bông sợi đầu tiên tại Manchester.[17][19] Vào đầu thập niên 1800, John Dalton hệ thống hoá thuyết nguyên tử của ông tại Manchester.

Cách mạng công nghiệp

Lịch sử Manchester gắn liền với ngành dệt trong Cách mạng Công nghiệp. Đại đa số việc kéo sợi bông diễn ra trong các thị trấn phía nam Lancashire và phía bắc Cheshire, và Manchester trong một thời gian là trung tâm sản xuất lớn nhất về gia công bông sợi,[24] và sau đó là thị trường lớn nhất thế giới về các mặt hàng bông.[16][25] Manchester được mệnh danh là "Cottonopolis" (thủ phủ bông) và "Warehouse City" (thành phố kho hàng) trong thời kỳ Victoria.[24] Tại Úc, New ZealandCộng hòa Nam Phi, thuật ngữ "manchester" vẫn được sử dụng để chỉ đồ dùng vải lanh gia đình như ga trải giường, vỏ gối, khăn lau.[3] Cách mạng công nghiệp đem đến biến đổi to lớn tại Manchester và mang vai trò chủ chốt trong việc gia tăng dân số tại Manchester.

Manchester bắt đầu phát triển "với mức độ chưa từng thấy" vào khoảng thời gian chuyển giao sang thế kỷ 19 do mọi người kéo đến thành phố tìm việc từ Scotland, Wales, Ireland và các khu vực khác của Anh, nằm trong một quá trình đô thị hoá không có kế hoạch bắt nguồn từ cách mạng công nghiệp.[26][27][28] Manchester phát triển đa dạng cao độ các ngành công nghiệp, do đó đến năm 1835 Manchester "không có đối thủ cạnh tranh trong vai trò là thành phố công nghiệp đầu tiên và lớn nhất trên thế giới."[25] Các hãng kỹ thuật ban đầu sản xuất máy móc cho ngành bông, song sau đó đa dạng hoá sang máy móc tổng thể. Tương tự, ngành hoá chất khởi đầu bằng sản xuất thuốc tẩy và thuốc nhuộm, song về sau mở rộng sang các lĩnh vực khác. Thương mại được hỗ trợ từ dịch vụ tài chính như ngân hàng và bảo hiểm.

Thương mại, và cung cấp lương thực cho dân số đang gia tăng, đòi hỏi một cơ sở hạ tầng giao thông và phân phối quy mô lớn, do đó hệ thống kênh đào được mở rộng, và Manchester trở thành điểm cuối của tuyến đường sắt chở khách liên thành thị đầu tiên trên thế giới — Đường sắt Liverpool-Manchester. Cạnh tranh giữa các loại hình giao thông khác nhau giữ cho giá thành thấp.[16] Năm 1878, GPO (tiền thân của British Telecom) cung cấp dịch vụ điện thoại đầu tiên của họ cho một hãng tại Manchester.[29]

Kênh đào tàu thuỷ Manchester được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1894, một số đoạn là kênh đào hoá các sông Irwell và Mersey, tổng chiều dài kênh là 58 km[30] từ Salford đến Eastham Locks tại cửa sông Mersey. Kênh này cho phép tàu đi biển vào được đến cảng Manchester. Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới được tạo nên tại Trafford Park nằm bên bờ kênh, ngay bên ngoài địa giới thành phố.[16] Số lượng lớn máy móc được xuất khẩu ra khắp thế giới, bao gồm máy gia công bông,...

Thảm sát Peterloo vào năm 1819 khiến 15 người chết và vài trăm người bị thương

Do là một trung tâm của chủ nghĩa tư bản, Manchester từng là diễn ra các cuộc bạo loạn về kế sinh nhai và lao động, cùng các yêu cầu về công nhận chính trị lớn hơn cho tầng lớp lao động và không có chức quyền của thành phố. Một cuộc tập hợp như vậy kết thúc bằng cuộc thảm sát Peterloo vào ngày 16 tháng 8 năm 1819. Trường phái kinh tế chủ nghĩa tư bản Manchester được phát triển tại đây, và Manchester là trung tâm của Liên minh chống Luật ngũ cốc từ năm 1838 trở đi. Manchester là một địa điểm đáng chú ý trong lịch sử chủ nghĩa Marx và chính trị tả khuynh; là chủ thể trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh' của Friedrich Engels; Engels dành phần lớn cuộc đời mình tại Manchester và vùng lân cận thành phố,[31] và khi Karl Marx đến Manchester, họ gặp nhau tại Thư viện Chetham.[20] Đại hội Công đoàn Anh lần thứ nhất được tổ chức tại Manchester vào năm 1868. Manchester là một cái nôi quan trọng của Công đảng Anh và phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử.[32]

Manchester có một vị trí đáng chú ý trong lịch sử chủ nghĩa Marx và chính trị cánh tả; là chủ đề của tác phẩm của Friedrich Engels: Điều kiện của giai cấp công nhân ở Anh năm 1844; Engels đã dành phần lớn cuộc đời của mình trong và xung quanh Manchester, và khi Karl Marx đến thăm Manchester, họ đã gặp nhau tại Thư viện của Chetham. Những cuốn sách kinh tế mà Marx đang đọc vào thời điểm đó có thể được nhìn thấy trong thư viện, cũng như chỗ ngồi bên cửa sổ nơi Marx và Engels gặp nhau. Đại hội Công đoàn đầu tiên được tổ chức tại Manchester (tại Viện Cơ học, Phố David), từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 6 năm 1868. Manchester là một cái nôi quan trọng của Công Đảng Anh và Phong trào Suffragette.

Vào đương thời, Manchester dường như là nơi mọi thứ có thể xảy ra—các quá trình công nghiệp mới, các cách nghĩ mới (trường phái Manchester, xúc tiến mậu dịch tự do và chủ nghĩa không can thiệp), các tầng lớp hoặc phân nhóm mới trong xã hội, các giáo phái mới, các hình thức mới về tổ chức lao động. Nơi đây thu hút các lữ khách có giáo dục từ khắp Anh Quốc và châu Âu. Một câu châm ngôn ngôn về cảm giác cách tân này vẫn còn tồn tại đến nay "Điều Manchester làm hôm nay, phần còn lại của thế giới làm vào ngày mai."[33] Thời kỳ hoàng kim của Manchester có lẽ là một phần tư cuối của thế kỷ 19. Nhiều toà nhà công cộng lớn (như Toà thị chính Manchester) có niên đại từ giai đoạn này. Bầu không khí quốc tế hoá của thành phố góp phần tạo nên một nền văn hoá sôi nổi, trong đó có Dàn nhạc Hallé. Năm 1889, khi các hội đồng hạt được thiết lập tại Anh, "municipal borough" trở thành một "county borough" với quyền tự trị lớn hơn.

Mặc dù cách mạng công nghiệp đem lại sự thịnh vượng cho thành phố, song nó cũng gây cảnh bần cùng và ô nhiễm cho một phần lớn cư dân.[34] Số lượng các xưởng bông sợi trong địa giới Manchester đạt đến đỉnh điểm là 108 vào năm 1853.[24] Sau đó số lượng bắt đầu giảm và Manchester tuột mất danh hiệu trung tâm lớn nhất về xe sợi bông vào tay Bolton trong thập niên 1850 và Oldham trong thập niên 1860 (nay đều thuộc Đại Manchester).[24] Tuy nhiên, giai đoạn suy thoái này diễn ra trùng với việc thành phố nổi lên thành trung tâm tài chính của khu vực.[24] Manchester tiếp tục gia công bông, và đến năm 1913, 65% vải bông của thế giới được sản xuất trong khu vực.[16] Chiến tranh thế giới thứ nhất làm gián đoạn việc tiếp cận với các thị trường xuất khẩu. Gia công bông tại các nơi khác trên thế giới tăng lên, thường là bằng máy móc sản xuất tại Manchester. Manchester chịu thiệt hại nặng từ Đại khủng hoảng và quá trình biến đổi cấu trúc căn bản bắt đầu thay thế các ngành công nghiệp cũ, trong đó có ngành dệt.

Từ Thế chiến thứ II

Giống như hầu hết Anh Quốc, khu vực Manchester được huy động với quy mô lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chẳng hạn, đúc và gia công cơ khí tại các xưởng đầu máy xe lửa của Beyer, Peacock and Company tại Gorton được chuyển sang sản xuất bom; xưởng cao su của Dunlop tại Chorlton-on-Medlock sản xuất khí cầu chướng ngại; và ngay bên ngoài thành phố trong khu công nghiệp Trafford Park, các kỹ sư của hãng Metropolitan-Vickers tạo ra các loại máy bay ném bom Avro ManchesterAvro Lancaster, còn Ford tạo nên động cơ Rolls-Royce Merlin để cung cấp lực cho chúng. Manchester do đó là mục tiêu oanh tạc của Không quân Đức, và đến cuối năm 1940 các cuộc không kích được tiến hành chống lại mục tiêu phi quân sự. Đợt không kích lớn nhất là vào đêm 22/23 và 24 tháng 12 năm 1940, ước tính có 474 tấn chất nổ mạnh cộng thêm 37.000 bom cháy được thả xuống. Một phần lớn trung tâm thành phố lịch sử bị tàn phá, trong đó có 165 kho hàng, 200 cơ sở kinh doanh, và 150 văn phòng. 376 người thiệt mạng và 30.000 nhà ở bị thiệt hại.[35] Nhà thờ chính toà Manchester nằm trong số các toà nhà chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất; việc khôi phục công trình này mất đến 20 năm.[36]

Gia công và mua bán bông sợi tiếp tục suy thoái trong thời bình, và sàn giao dịch đóng cửa vào năm 1968.[16] Đến năm 1963, cảng Manchester là cảng lớn thứ ba tại Anh Quốc,[37] thuê trên 3.000 lao động, song kênh đào không thể phục vụ các tàu container cỡ lớn đang gia tăng về số lượng. Giao thông suy thoái, và cảng bị đóng cửa vào năm 1982.[38] Ngành công nghiệp nặng bị suy sụp từ thập niên 1960 và thu hẹp rất nhiều do các chính sách kinh tế của chính phủ Margaret Thatcher sau năm 1979. Manchester bị mất 150.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất từ năm 1961 đến năm 1983.[16]

Cải tạo bắt đầu vào cuối thập niên 1980, với các sáng kiến như hệ thống tàu Metrolink, phòng hoà nhạc Bridgewater, hội trường Manchester Arena, và (tại Salford) cải tạo cảng thành Salford Quays. Thành phố hai lần ứng cử đăng cai Thế vận hội, nằm trong một quá trình nâng cao thành tựu quốc tế của thành phố.[39]

Đường Oxford là một trong các đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Manchester.

Manchester có lịch sử hứng chịu các cuộc tấn công có thủ phạm được quy cho những người Ireland cộng hoà, bao gồm "Tử đạo Manchester" vào năm 1867, phóng hoả vào năm 1920, một loạt vụ nổ vào năm 1939, hai vụ đánh bom vào năm 1992. Ngày 15 tháng 6 năm 1996, Quân đội Cộng hoà Ireland Lâm thời (IRA) tiến hành đánh bom Manchester, gây ra vụ nổ lớn bên một cửa hàng bách hoá tại trung tâm thành phố. Đây là vụ nổ lớn nhất trên lãnh thổ Anh Quốc, làm bị thương trên 200 người, gây thiệt hại nặng cho các toà nhà xung quanh, và làm vỡ cửa kính cách đó 800 m. Tổn thất ban đầu ước tính là 50 triệu bảng, song nhanh chóng được điều chỉnh cao hơn.[40] Chi trả bảo hiểm cuối cùng là trên 400 triệu bảng, nhiều cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng đến mức không thể khôi phục sau tổn thất.[41]

Được thúc đẩy từ đầu tư sau vụ đánh bom năm 1996, và giúp ích từ đăng cai Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 2002, trung tâm thành phố Manchester trải qua cải tạo quy mô lớn.[39] Các tổ hợp mới hoặc được cải tạo như The Printworks và Corn Exchange trở thành các địa điểm phổ biến về mua sắm, ẩm thực và giải trí. Manchester Arndale là trung tâm mua sắm tại trung tâm thành phố thuộc hàng lớn nhất Anh Quốc.[42]

Nhiều phần rộng lớn của thành phố có niên đại từ thập niên 1960 đã bị phá bỏ và tái phát triển hoặc hiện đại hoá bằng cách sử dụng kính và thép. Các xưởng cũ được chuyển đổi thành các căn hộ hiện đại, Hulme trải qua các chương trình cải tạo quy mô lớn, và các căn hộ thông tầng giá triệu bảng được phát triển từ đó. Tháp Beetham hoàn thành năm 2006 với chiều cao 169 m, là toà nhà cao nhất Anh Quốc bên ngoài Luân Đôn và khi hoàn thành nó là khu nhà ở cao nhất tại châu Âu.[43] Trong tháng 1 năm 2007, thể chế độc lập Casino Advisory Panel trao cho Manchester một giấy phép xây dựng siêu sòng bạc duy nhất tại Anh Quốc,[44] tuy nhiên kế hoạch chính thức bị huỷ bỏ vào tháng 2 năm 2008.[45] Ngày 22 tháng 5 năm 2017, 22 người thiệt mạng và 120 người bị thương trong vụ đánh bom Manchester Arena, đây là một vụ đánh bom tự sát[46] và gây tổn thất nhân mạng cao nhất tại Anh Quốc kể từ năm 2005.[47]

Khoảng thời gian bước sang thế kỷ 21, Manchester được nhìn nhận bởi một bộ phận báo chí quốc tế,[48] công chúng Anh Quốc,[49] và các bộ trưởng chính phủ là thành phố lớn thứ nhì tại Anh Quốc.[50][51] BBC tường thuật rằng các bước tái phát triển thời gian qua giúp củng cố tuyên bố rằng Manchester là thành phố lớn thứ nhì Anh Quốc.[52] Manchester và Birmingham có truyền thống cạnh tranh về danh hiệu phi chính thức này.[52]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Manchester ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/RA-VI... http://www.bbc.com/news/uk-england-manchester-3764... http://www.bbc.com/news/uk-england-manchester-4001... http://www.btplc.com/thegroup/btshistory/1605to188... http://www.cityairportandheliport.com/about-us/air... http://www.cityairportandheliport.com/learn-to-fly... http://www.climate-charts.com/Locations/u/UK03334.... http://www.conservatives.com/News/Speeches/2007/03... http://www.corecities.com/dev07/Introduction/about... http://www.ft.com/cms/s/2/230a6b38-8fca-11e2-ae9e-...